1
Bạn cần hỗ trợ?
Hotline: 0963.942.982

Chế độ ăn uống hợp lý khi niềng răng

Update :2019-04-26 by Admin

Khi vừa mới bắt đầu bước vào quá trình điều trị chỉnh nha, do đeo mắc cài chưa quen nên ít nhiều bệnh nhân sẽ gặp một chút rắc rối và khó khăn trong vấn đề ăn uống và vệ sinh răng miệng. Các mắc cài có thể cọ sát và lực dây thun mạnh có thể sẽ gây nên những cơn đau khó chịu, thế nên việc ăn uống thường sẽ không được ngon miệng như bình thường.

ăn gì khi niềng răng

Chế độ ăn uống hợp lý khi niềng răng như thế nào?

Trong những ngày đầu này bạn nên lựa chọn những loại thức ăn đồ uống mềm, dạng lỏng để xua đi cảm giác khó chịu cũng như để tránh gây ra những ảnh hưởng cho các khí cụ chỉnh nha trong miệng. Bạn nên xay các loại thịt, rau củ hoặc các loại thức ăn dai và nấu thật mềm để ăn để tránh gây ra những cơn đau hoặc tránh làm mắc lại trên các khí cụ. 

Tránh các thức ăn cứng, dai và cần dùng lực nhai mạnh. Những đồ uống chứa nhiều ga hay những thức ăn chứa lượng đường và Axit lớn cũng là những chống chỉ định cho bạn trong thời gian này.

Từ bỏ một số thói quen chưa tốt

Một số thói quen không tốt như cắn móng tay, sử dụng răng để cắn, gặm những đồ cứng và ngậm bút chì. Bên cạnh đó, sở thích nhai đá, ngậm và mút tay hay thở bằng miệng, đẩy lưỡi cũng cần phải từ bỏ ngay nếu bạn không muốn gây nên những ảnh hưởng xấu tới hiệu quả đạt được sau cùng.

Ngoài ra, trong quá trình niềng răng, các bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ chăm sóc răng miệng, bao gồm:

Đánh răng bằng bàn chải chuyên dùng cho người niềng răng

Dùng chỉ nha khoa lấy hết thức ăn bám mắc ở kẽ răng và mắc cài

Súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ vi khuẩn

chế độ ăn uống hợp lý khi niềng răng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong suốt quá trình niềng răng

Đối với những trường hợp đang niềng răng mà xảy ra một số sự cố do vệ sinh và ăn uống dẫn đến mắc cài bị hư hỏng, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa để được khắc phục kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến tốc độ dịch chuyển của răng.

Khi niềng răng cần lưu ý điều gì?

Ngoài vấn đề ăn uống, vệ sinh răng miệng thì để đạt được hiệu quả niềng răng tốt nhất trong thời gian sớm nhất, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Đảm bảo thời gian đeo niềng răng

Nhiều khách hàng sử dụng niềng răng tháo lắp đã tự ý tháo lắp khay niềng để dễ dàng ăn nhai và vệ sinh. Do thời gian tháo khay niềng quá nhiều nên tốc độ dịch chuyển răng không đạt được như yêu cầu. Các bạn cần phải tuân thủ thời gian mang khay niềng trong 1 ngày theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.

Thay thun và điều chỉnh mắc cài định kỳ

Các bạn cần phải tuân thủ lịch hẹn thay thun để thay đổi lực tác động của mắc cài phù hợp với từng giai đoạn dịch chuyển của răng. Nếu không tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ, thời gian niềng răng của bạn sẽ bị kéo dài hơn so với dự định.

Lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín

Niềng răng không đúng kỹ thuật sẽ làm suy yếu chức năng của răng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng hàm. Vì vậy, khi có ý định niềng răng, các bạn hãy tìm hiểu thông tin về các nha khoa chuyên niềng răng để lựa chọn được địa chỉ chỉnh nha tốt nhất.

Khi tìm kiếm một nha khoa niềng răng, các bạn cần chú ý đến những điều kiện quan trọng như đội ngũ bác sĩ, máy móc thiết bị và chế độ chăm sóc khách hàng. Bạn có thể xác nhận những thông tin này thông qua hệ thống website, fanpage của nha khoa và các diễn đàn chuyên khoa,…

Trước khi niềng răng, chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều kiến thức, trong đó cần thiết nhất là kiến thức xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khi niềng răng. Hãy thực hiện theo những hướng dẫn mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này để sớm có được hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn các bạn nhé!


Theo bác sĩ, các dấu hiệu của cúm rất dễ nhận ra, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau mỏi người, đau đầu, sốt... Đa số trường hợp này đều là mắc cúm mùa thông thường (thuộc tuýp B) và chỉ cần 3-5 ngày hay kéo dài một tuần là khỏi. Tuy nhiên, không loại trừ một số trường hợp mắc các loại cúm dễ diễn biến nặng như cúm A/H1N1. Trường hợp bệnh nhân Đức, cũng có các biểu hiện ban đầu giống hệt cúm mùa thông thường. Sau đó, bệnh nhân diễn biến nặng với các biểu hiện như suy hô hấp, suy phổi... và nếu không được hồi sức tích cực nhanh chóng thì rất dễ tử vong. Bác sĩ Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trước nay nhiều người vẫn nghĩ cảm cúm là bệnh thông thường và khá chủ quan. Thực tế, không ít trường hợp rơi vào tình trạng bệnh nặng, tiến triển nhanh chóng, thậm chí tử vong vì đến viện muộn. Mỗi năm, có 3-4 bệnh nhân nặng, suy đa đạng, tính mạng nguy hiểm do cúm. 

Cúm A/H1N1 trở thành đại dịch toàn cầu trong năm 2009, xảy ra ở Việt Nam đầu năm 2010 và trong thời gian đó, cả nước ghi nhận hàng nghìn trường hợp mắc, trong đó hàng chục người tử vong. Từ đó tới nay, hàng năm vẫn ghi nhận rải rác một số trường hợp nhiễm cúm này. Theo Cục Y tế dự phòng, hàng năm Việt Nam ghi nhận khoảng 1,6 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc cúm mùa và trong 3 tháng đầu năm 2013 đã có trên 300.000 người nhiễm cúm, trong đó 3 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1 tại Yên Bái và Thanh Hóa. 

Bác sĩ Nguyễn Thế Thạch cảnh báo, bất cứ ai khi bị nhiễm cúm nếu sang tới ngày thứ 3 hoặc 4 của bệnh mà thấy đau ngực, khó thở, mệt mỏi nhiều hơn thì cần đến ngay cơ sở y tế đủ điều kiện để được chẩn đoán bệnh và áp dụng cách điều trị phù hợp. Theo bác sĩ, ngay cả một số trường hợp mắc cúm mùa đôi khi cũng diễn biến rất nặng, chủ yếu rơi vào người nghiện rượu, phụ nữ mang thai... do có sức đề kháng kém.

Điều trị cúm hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu, người dân trong sinh hoạt hàng ngày cần có ý thức tăng cường sức đề kháng, khi bị bệnh nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng. Các loại thuốc được coi là trị cảm cúm thực chất chỉ chữa triệu chứng (giảm hắt hơi, sổ mũi...) chứ không phải là thuốc điều trị bệnh, việc sử dụng thuốc diệt virus phải được bác sĩ chỉ định tùy trường hợp, không được tự ý dùng. 

Hỗ trợ trực tuyến

ĐT: 0275.2.212.012

Hotline: 0963.942.982

Hình ảnh